Bạn muốn bày tỏ tình yêu với người ấy, và muốn cho người ấy biết bạn yêu người ấy đến nức nào, và ý tưởng của bạn sẽ là mộttrang web với hàng ngàn dòng chữ :I LOVE YOU
Có hai cách để làm chuyện này:
_Đầu tiên bạn hãy viết ra một câu:I LOVE YOU, sau đó copy & past bằng tổ hợp phím Ctrl + V cho nó lẹ, được cở 5,6 dòng, tô đen hết lại past tiếp, được cỡ một ganf, tô den rồi past cho nó nhiều, chả mấy chốc cũng sẽ được một ngàn dòng.
_Cách thứ hai là làm mọi thứ với khoảng 5 dòng với javascript, quăng luôn đoạn code để mọi người xem rồi ta cùng đi vào tìm hiểu sau:
Mã nguồn:[Chọn]
<script language="javascript">
var i=0;
while(i<1001)
{
document.write(" <b><font color=\"#FF00FF\">I LOVE YOU</font></b><br />");
i=i+1;
}
</script>
Không tính hai thẻ đóng và mở của tag <script> thì ta có 6 dòng, đoạn js này dài 6 dòng nhưng sẽ in ra được 1000 câu anh yêu em với định dạng như trên, bắt đầu phân tích nào:
dòng var i=0; khai báo biến đếm (vì nó là để đếm xem bao nhiêu lần rồi nên gọi là biến đếm thôi) i và gán cho nó giá trị =0;
dòng while(i<1001) dòng này là linh hồn của cả đoạn, chữ while trong tiếng anh có nghĩa là trong khi, còn với cú pháp javascript trên thì dịch cả câu là :
khi điều kiện còn đúng thì làm đi, làm lại cái trong cặp dấu ngoặc móc, với câu lệnh trên của chúng ta thì điều kiện là i<1001.
Hàm document.write
có vài điểm hơi lạ, các bạn chắc hẵn còn nhớ là để tránh sự nhần lẫn giữa các dấu nháy, nếu bạn muốn thêm vào trong hàm các phần tử html với các gái trị bao quanh dấu nháy thì phải thay các dấu nháy đôi bằng dấu nháy đơn,nhưng tại sao mình lại dùng được các dấu náy kép được, dĩ nhiên các bạn sẽ đoán được là nhờ các dấu
gay phía trước các dấu nháy kép, đây là một số lưu ý để sao này các bạn chắc hẵn sẽ cần dùng tới.
Dòngi=i+1;
đây là dòng tăng giá trị của i lên, phải có dòng này thì tới một lúc nào đó vòng lặp mới ngưng chứ!
Một dạng vòng lặp khác là vòng lặp for.
Bạn hãy xem ví dụ với cùng chức năng với đoạn code trên:
Mã nguồn:[Chọn]
for(i=0;i<1001;i++)
{
document.write(" <b><font color=\"#FF00FF\">I LOVE YOU</font></b><BR />");
}
tất cả vòng lặp for đều như thế này:
for(phần khởi tạo;phần điều kiện;tăng hay giảm giá trị)
Phần khởi tạo:bạn khái báo biến đếm và gán giá trị ban đầu cho nó luôn.
Phần điều kiện:bạn đặt ra điều kiện.
Phần tăng/giảm gái trị:đây là điềmkhác biệt nhất với vòng lặp while, trong khi vòng lặp while thì cần một câu lệnh để tăng/giảm giá trị cho biến đếm, thì bản chất vòng lặp for đã có sẵn điều này.
Mình trong ví dụ trên, điều kiện mình đã đặt theo kiểu toán tự rútgọn ( ++ có nghĩa là tự tăng lên 1, bạn nên xem lại bài toán tử)
Chú ý:mọi con đường đều về La Mã, ở các ví dụ trên mình chỉ cho tăng biến đếm lên, trong khi vẫn có thể làm như thế với các giảm biến đếm xuống, chỉ cần linh hoạtmột chút:
Mã nguồn:[Chọn]
for(i=1001;i>1;i--)
{
document.write(" <b><font color=\"#FF00FF\">I LOVE YOU</font></b><BR />");
}
hãy linh hoạt và vận dụng thích hợp cho mục đích của bạn, đó là việc mà chỉ con người mới làm được!